Có thể nói bánh tráng là món ăn hội tụ nhiều tinh hoa nhất Việt Nam khi có thể biến tấu ra thành hàng trăm món khác nhau. Trên bàn tiệc sang trọng, bánh tráng đem đến hương vị quê hương qua các món cuốn. Trên ẩm thực đường phố, bánh tráng là đầu câu chuyện của những buổi gặp mặt, hẹn hò.
Bánh tráng có nhiều hương vị và cách chế biến khác nhau như nướng, trộn, cuốn, chấm, sốt tỏi, sốt bơ me… nhưng chung quy đều ngon miệng và có giá thành hợp lý. Vậy người tiểu đường ăn bánh tráng được không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Người tiểu đường ăn bánh tráng được không?
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường là việc suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Các triệu chứng sớm và dễ thấy nhất bao gồm khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn không rõ. Các biến chứng muộn gồm các bệnh về mạch máu, thần kinh ngoại vi, bệnh thận,…
Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường trong máu cao hơn so với người bình thường. Điều này dẫn đến việc họ dễ gặp phải các triệu chứng khó tiêu, tăng huyết áp, chóng mặt,… gấp nhiều lần so với người bình thường.
Theo khuyến cáo từ y khoa, người bệnh tiểu đường không nên ăn các món thịt mỡ, phủ tạng, da gà, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, kiêng siro và các loại nước có ga… Đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô vì lượng đường trong các món ăn này là rất cao và khó kiểm soát.
Người tiểu đường ăn bánh tráng được không?
Trong ẩm thực Việt Nam, bánh tráng được sử dụng để gói các món bún thịt, nem nướng, bánh xèo nên được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là món bánh tráng trộn hàng rong vô cùng phổ biến.
Các biến thể của bánh tráng có thể kể đến như bánh tráng nướng, bánh tráng chấm sốt, bánh tráng trộn các loại topping, bánh tráng cuốn hành phi, bánh tráng xì ke,… Đặc biệt trong bánh tráng trộn có dầu mỡ nhiều và khô bò/ mực tương đối ngọt nên người bệnh sẽ phải kiêng dè khi muốn chọn ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được các loại bánh tráng. Họ chủ yếu kiêng đường và tinh bột, nhưng bánh tráng thì chứa hàm lượng bột gạo và bột mì thấp hơn cơm. Tốt nhất, người bệnh không nên ăn quá 200g bánh tráng trong mỗi lần ăn và không nên ăn bánh tráng này quá 3 lần trong 1 tuần.
Tuy vậy thì người bị tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều bánh tráng trộn vì chúng chứa những thành phần nguyên liệu khó kiểm soát được vệ sinh an toàn. Điều này dễ gây ra các bệnh về đường ruột, tiêu hóa, làm ảnh hưởng gián tiếp đến bệnh tiểu đường.
Tác hại khi người tiểu đường ăn quá nhiều bánh tráng
Tuy bánh tráng là một món ăn ngon, vô hại và cực kỳ phổ biến thế nhưng tương tự như những món ăn khác, bánh tráng cũng có những lúc khiến các thực khách phải ôm bụng, xanh mặt vì vấn đề vệ sinh, khó tiêu, nóng trong người,… Điều này càng trở nên bất lợi hơn đối với một bệnh nhân tiểu đường.
Theo đó, khi ăn quá nhiều bánh tráng, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc phải các triệu chứng sau:
- Xơ vữa động mạch
- Các bệnh về thận
- Suy giảm thị lực
- Nhồi máu cơ tim
- Rối loạn tiêu hóa
- Bánh tráng chứa hơn 300 calo trong mỗi 100g nên sẽ dễ làm tăng cholesterol trong máu, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Xem thêm:
Những lưu ý khi người tiểu đường ăn bánh tráng
Để thưởng thức món bánh tráng ngon lành như những người bình thường khác, người bị tiểu đường cần phải lưu ý những điều sau:
- Chọn quán bán bánh tráng hợp vệ sinh, không ăn bánh tráng với đường
- Tiêu thụ từ dưới 200g bánh tráng 1 lần và không quá 3 lần 1 tuần
- Thực hiện đo đường huyết trước và sau mỗi lần ăn.
- Giảm bớt tinh bột sau khi ăn bánh tráng. Ví dụ nếu người bệnh ăn bánh tráng vào buổi trưa, thì buổi chiều tối có thể cân nhắc không ăn hoặc ăn ít cơm, bún, phở,…
- Bổ sung rau xanh, nước ép và trái cây không đường hoặc ít đường.
- Tập thể dục và vận động mỗi ngày để hạn chế các vấn đề thừa cân, thừa đường trong máu.
- Hạn chế ăn bánh tráng mix topping hoặc kèm nhiều loại nhân chế biến khác nhau. Vì sẽ khó kiểm soát lượng đường trong nhân đó.
- Không dùng giò/ chả cùng bánh tráng bởi các thực phẩm này có nhiều muối và chất béo.
- Uống thuốc điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh stress, căng thẳng kéo dài.
- Sau khi ăn bánh tráng không nên nằm hay ngồi một chỗ mà nên vận động để mau tiêu hóa. Bởi các thành phần trong bánh tráng thường rất khó tiêu và có tính nóng cao.
Xem thêm:
Trên đây chính là phần giải đáp cho câu hỏi tiểu đường ăn bánh tráng được không. Quý độc giả hãy đặc biệt lưu ý ghi nhớ những điều trên để thưởng thức món bánh tráng thơm ngon mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho chính mình và người thân nhé!